[Cẩm nang Cloud] Tổng quan về ảo hóa trong Điện toán đám mây

21/12/2021

Trong bài viết nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một khái niệm mới mang tên ảo hóa trong điện toán đám mây (Cloud Computing): ảo hóa là gì? Chúng hoạt động như thế nào và chúng sẽ mang lại các lợi ích gì cho chúng ta?

 

Hãy cùng tìm hiểu về ảo hóa trong nền tảng đám mây qua bài viết dưới đây nhé!

 

Ảo hóa trong Điện toán Đám mây là gì?

Ảo hóa (tên tiếng Anh là Virtualizations) được hiểu đơn giản là việc tạo ra các máy chủ và các thiết bị lưu trữ ảo. Qua công nghệ ảo hóa, người dùng có thể sử dụng nhiều máy cùng một lúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ một phiên bản tài nguyên hoặc ứng dụng vật lý cho nhiều người dùng.

 

Nền tảng ảo hóa đám mây cho phép bạn có thể quản lý khối lượng công việc bằng cách chuyển đổi từ máy tính truyền thống thành nền tảng hiện đại hơn, có khả năng mở rộng và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm hơn cho bạn.

 

Khái niệm ảo hóa trong điện toán đám mây đã tích hợp các tính năng cơ bản của điện toán một cách nhanh chóng. Một ưu điểm quan trọng của ảo hóa là cho phép chia sẻ các ứng dụng tới nhiều người dùng, tổ chức khác nhau.

 

Điện toán đám mây còn được nhiều người biết đến thông qua cách cung cấp dịch vụ, ứng dụng hỗ trợ môi trường ảo hóa. Môi trường này có thể là môi trường công cộng hoặc môi trường riêng tư. Với sự hỗ trợ của ảo hóa, bạn có thể tối đa hóa các tài nguyên và giảm bớt các hệ thống vật lý đang cần.

Các loại ảo hóa trong Điện toán Đám mây

    - Hệ điều hành ảo hóa (Operating System Virtualization)

    - Phần cứng ảo hóa (Hardware Virtualization)

    - Máy chủ ảo hóa (Server Virtualization)

    - Không gian lưu trữ ảo hóa (Storage Virtualization)

I. Hệ điều hành ảo hóa

Bên trong hệ điều hành ảo hóa, các phần mềm ảo sẽ được cài đặt sẵn trong hệ điều hành của máy chủ (Host), thay vì cài đặt trực tiếp trong các hệ thống phần cứng.

 

Điều quan trọng bạn cần biết khi sử dụng hệ điều hành ảo hóa là phải thử nghiệm ứng dụng trên các nền tảng hoặc các hệ điều hành khác nhau. Ở đây, các phần mềm được chứa trong phần cứng, cho phép nhiều ứng dụng khác nhau có thể hoạt động.

II. Máy chủ ảo hóa

Với máy chủ ảo hóa, các phần mềm được cài đặt trực tiếp trên các hệ thống máy chủ và được sử dụng cho một máy chủ vật lý duy nhất. Máy chủ vật lý này có thể chia thành nhiều máy chủ ảo khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng và cân bằng tải sao cho phù hợp.

 

Chúng ta cũng có thể nói rằng máy chủ ảo hóa đang che giấu các tài nguyên máy chủ (về số lượng và thuộc tính nhân dạng). Với sự hỗ trợ của các phần mềm, các nhà quản trị có thể chia một máy chủ vật lý tành nhiều máy chủ khác nhau.

III. Phần cứng ảo hóa

Phần cứng ảo hóa sẽ mang lại tính linh hoạt cao hơn khi sử dụng máy chủ ảo, thay vì các máy tính vật lý. Bên trong các phần cứng ảo hóa, phần mềm máy ảo được cài đặt trên hệ thống phần cứng.

 

 

Ngoài ra, các phần cứng ảo hóa này có chứa một siêu giám sát, được dùng để điều khiển và quản lý quy trình, bộ nhớ cũng như các nguồn tài nguyên phần cứng khác. Sau khi hoàn thành quá trình ảo hóa phần cứng, người dùng có thể cài đặt hệ điều hành bên trong nó và với nền tảng này, các ứng dụng khác có thể được sử dụng bình thường.

IV. Không gian lưu trữ ảo hóa

Không gian lưu trữ ảo hóa là tổng hợp các không gian lưu trữ vật lý (Physical Storage) từ nhiều thiết bị lưu trữ mạng vào chỉ một thiết bị lưu trữ (Điều này nhằm mục đích để chúng trông giống như một thiết bị lưu trữ duy nhất).

 

Không gian ảo hóa này được tạo thành bởi sự trợ giúp của các phần mềm ứng dụng và chúng được hoàn thiện để phục vụ cho quá trình sao lưu và phục hồi. Storage Virtualization chia sẻ các không gian lưu trữ vật lý từ nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau.

Cách nền tảng ảo hóa hoạt động

Ảo hóa trong nền tảng điện toán đám mây là quá trình mà người dùng chia sẻ các dữ liệu với nhau trên đám mây (Cloud), ví dụ như ứng dụng, phần mềm,... Cloud cung cấp môi trường ảo bên trong đám mây, chúng có thể là phần cứng, phần mềm hoặc bất cứ thứ gì khác.

 

Trong môi trường ảo hóa, máy chủ và các ứng dụng mà nhà cung cấp đám mây cần sẽ do bên thứ ba duy trì. Trong trường hợp này, nhà cung cấp đám mây vui lòng trả một số tiền cho bên thứ ba.

 

Điều này được thực hiện bởi chúng sẽ rất tốn kém khi một phiên bản mới của ứng dụng được ra mắt và chúng phải được giới thiệu tới khách hàng.

 

Ngoài ra, chúng cũng được giải thích rằng với sự trợ giúp của các phần mềm giám sát máy chủ (Hypervisor), một phần mềm mà khách hàng có thể truy cập vào máy chủ. Một Hypervisor sẽ được kết nối giữa máy chủ và môi trường ảo, sau đó phân phối tài nguyên đến các môi trường ảo khác nhau.

Lợi ích của ảo hóa

Ảo hóa trong nền tảng Điện toán Đám mây sẽ mang lại một số lợi ích nhất định, hãy cùng nhau thảo luận về từng ưu điểm:

I. Tính bảo mật

Trong quá trình ảo hóa, bảo mật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được nhiều người quan tâm. Chúng ta có thể sử dụng tường lửa giúp ngăn chặn các truy cập trái phép và giúp cho dữ liệu được an toàn, từ đó tăng tính bảo mật tốt hơn.

 

Hơn nữa, với sự trợ giúp của tường lửa và độ bảo mật cao, các dữ liệu có thể được bảo vệ khỏi các virus có hại hoặc các mối nguy hại khác. Quá trình mã hóa cũng diễn ra với các giao thức giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các nguồn nguy hiểm khác.

 

Do đó, khách hàng có thể ảo hóa toàn bộ không gian lưu trữ dữ liệu và tạo ra các phiên bản sao lưu, backup trên máy chủ - nơi dữ liệu được lưu trữ.

II. Hoạt động linh hoạt

Với sự hỗ trợ của mạng ảo, công việc giờ đã trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Việc triển khai chuyển đổi mạng ngày nay đã trở nên dễ dàng, linh hoạt và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

 

Cùng với xu hướng ảo hóa bên trong Điện toán Đám mây, các vấn đề công nghệ có thể được giải quyết bên trong hệ thống vật lý (Physical System). Điều này giúp loại bỏ các vấn đề về khôi phục dữ liệu từ các thiết bị bị hỏng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian.

III. Tiết kiệm chi phí

Ảo hóa bên trong Điện toán Đám mây giúp tiết kiệm chi phí cho các hệ thống vật lý như phần cứng và máy chủ. Bạn sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu trên các máy chủ ảo, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

 

Ngoài ra, chúng giúp giảm các hóa đơn tiền điện, giảm sự lãng phí cũng như chi phí bảo trì. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng bên trong một máy chủ cụ thể.

IV. Loại bỏ nguy cơ hỏng hóc hệ thống

Trong khi thực hiện một số tác vụ, hệ thống có thể bị sự cố bất ngờ. Các sự cố này có thể sẽ gây thiệt hại cho công ty, nhưng việc ảo hóa sẽ giúp bạn thực hiện cùng một tác vụ đó trên nhiều thiết bị cùng một lúc.

 

Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây và chúng có thể được truy xuất bất kỳ lúc nào, trên bất kỳ thiết bị nào. Hơn nữa, có 2 máy chủ hoạt động cạnh nhau, giúp cho dữ liệu có thể được truy cập vào mọi lúc. Ngay cả khi máy chủ đầu tiên gặp sự cố, thì khách hàng vẫn có thể truy cập vào dữ liệu dựa vào sự trợ giúp của máy chủ thứ hai.

V. Truyền dữ liệu linh hoạt

Dữ liệu có thể được chuyển đến máy chủ ảo và truy xuất vào bất cứ lúc nào, khách hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ không cần phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm ổ cứng, tìm kiếm dữ liệu. Với sự trợ giúp của ả hóa, bạn sẽ rất dễ dàng xác định được vị trí của dữ liệu cần thiết và chuyển chúng đến những nơi cần dùng.

 

Việc truyền dữ liệu này không hề có giới hạn, và bạn có thể chuyển chúng đến một khoảng cách xa nhất với mức chi phí thấp nhất. Lúc này, có thể chúng ta sẽ dùng đến bộ nhớ bổ sung, giúp giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể.

 

Và trên đây là tất cả các thông tin về ảo hóa đám mây, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Kết luận

Với sự hỗ trợ của nền tảng ảo hóa bên trong điện toán đám mây, các công ty có thể triển khai điện toán đám mây. Bài viết này đã chứng minh rằng ảo hóa trong điện toán đám mây là một khía cạnh quan trọng trong Cloud Computing, có thể duy trì và bảo mật dữ liệu tốt.

 

>> Xem tiếp: Bài 18: Ảo hoá phần cứng trong Điện toán đám mây

<< Xem lại: Bài 16: Tổng hợp kiến thức về Đám mây cộng đồng (Community Cloud)

 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link