Gợi ý một số phần mềm và những lưu ý quan trọng khi cấu hình dịch vụ Cloud Server

07/03/2022

Việc sử dụng dịch vụ Cloud Server sẽ giúp việc hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây bảo mật mang đến khả năng xử lý vượt trội hơn rất nhiều so với các dịch vụ VPS hay Shared Hosting thông thường. Do vậy, không quá bất ngờ khi đây là một trong những loại hình dịch vụ lưu trữ được nhiều người dùng lựa chọn.
Dưới đây, Viettel IDC sẽ chia sẻ đến độc giả những phần mềm cũng như việc cấu hình dịch vụ Cloud Server sao cho phù hợp.
 

Dịch vụ Cloud Server - Giải pháp lưu trữ tuyệt vời cho các doanh nghiệp

Dịch vụ Cloud Server - Giải pháp lưu trữ tuyệt vời cho các doanh nghiệp

Các phần mềm triển khai dịch vụ Cloud Server phổ biến

Các phần mềm triển khai dịch vụ Cloud Server có thể là Open Source miễn phí hay các phần mềm thương mại trả phí. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp triển khai điện toán đám mây với quy mô nhỏ và tiết kiệm chi phí. Dưới đây Viettel IDC sẽ chia sẻ đến độc giả một số phần mềm triển khai dịch vụ Cloud Server phổ biến hiện nay:

+ OpenStack: Có thể bạn chưa biết nhưng đây là một dự án mã nguồn mở miễn phí do NASA và Rackspace hợp tác cùng ra mắt. Nó sẽ hỗ trợ các công nghệ ảo hóa dựa trên phần cứng XEN, KVM hay VMware,…

+ VMware vSphere: Chủ yếu sẽ dành để triển khai IaaS cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà cung cấp các dịch vụ Hosting hay VPS rất ít khi dùng vSphere, bởi lẽ đây không phải là giải pháp kinh tế cho các Cloud Datacenter có quy mô lớn.

+ Virtuozzo: Dùng các giải pháp ảo hóa trên hệ điều hành Docker hoặc Linux Container (LXC). Do Virtuozzo cần ít tài nguyên máy chủ, thiết bị mạng và ổ cứng nên nó thường được các nhà cung cấp máy chủ ảo bình dân triển khai.

Ngoài ra, còn một số phần mềm triển khai dịch vụ Cloud Server khác cũng đáng chú ý như: OpenNebula,  Apache CloudStack, OnApp, OpenShift,…

Một số lưu ý khi cấu hình dịch vụ Cloud Server

Mỗi khi bạn thiết lập cũng như cấu hình dịch vụ Cloud Server, bạn cần phải kiểm tra một số điểm quan trọng dưới đây:

+ Chọn các gói dịch vụ Cloud Server phù hợp với nhu cầu của bạn như: bộ xử lý, bộ nhớ RAM, dung lượng đĩa và cả lượng băng thông,...

+ Cài đặt OSS phù hợp với khả năng vận hành và hoạt động của bạn.

+ Đảm bảo an ninh mạng, các giải pháp bảo mật và xác định các quy tắc về việc sử dụng tường lửa để tránh các cuộc tấn công nguy hiểm của tin tặc.

+ Cài đặt các ứng dụng kinh doanh phù hợp với của bạn.

+ Quản lý chặt chẽ các hoạt động đám mây như việc thường xuyên kiểm tra các bản cập nhật và bản vá lỗi cho hệ thống. Đừng quên chuẩn bị cho mình một số những giải pháp sao lưu tốt.

Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ Cloud Server tại Viettel IDC

Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ Cloud Server tại Viettel IDC

>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Mọi điều về dịch vụ Cloud Server mà bạn không nên bỏ qua

Dùng thử dịch vụ Cloud Server hoàn toàn miễn phí tại Viettel IDC

Hiện nay, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã và đang gây ra những tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc tối ưu chi phí trong giai đoạn này luôn là vấn đề được hầu hết các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tối ưu chi phí để ứng phó với đại dịch Covid-19, Viettel IDC đưa ra hàng loạt ưu đãi trong bảng giá dịch vụ Cloud Server của mình.

Hiện tại, trong bảng giá dịch vụ Cloud Server tại Viettel IDC có 17 gói dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục đích của từng doanh nghiệp. Thực tế, Viettel IDC mang đến bảng giá Cloud Server cho khách hàng với chi phí tốt hơn rất nhiều so với những nhà cung cấp khác trên thị trường. Các gói dịch vụ Cloud Server của Viettel IDC dao động từ 1.100.000 VND - 6.400.000 VND.

Ngoài ra, để hỗ trợ khách hàng có thể trải nghiệm và đánh giá chính xác hiệu năng của các gói dịch vụ Cloud Server tại Viettel IDC, chúng tôi đang hỗ trợ khách hàng dùng thử hoàn toàn miễn phí. Điều này đồng nghĩa với việc, khách hàng hoàn toàn có thể trải nghiệm chính gói dịch vụ mà họ mong muốn đăng ký và sử dụng lâu dài trong tương lai.

>> Xem thêm: Máy chủ đám mây là gì? Tìm hiểu nhanh 5 tính năng đáng chú ý của máy chủ đám mây

Lời kết

Trên thực tế, việc sử dụng dịch vụ Cloud Server đã và đang mang lại rất nhiều những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho việc duy trì và vận hành các hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server, nhưng để tìm kiếm được một cái tên uy tín và chất lượng lại là điều không hề dễ dàng. Viettel IDC sở hữu cho mình cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ tốt sẽ là một cái tên không thể bỏ qua nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin bên dưới.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Server tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link