Malware là gì? 5 dấu hiệu để người dùng nhận biết khi bị Malware tấn công

20/01/2022

Như chúng ta đã biết, Malware là một phần mềm độc hại do tin tặc phát tán để tấn công và đánh cắp dữ liệu của người dùng. Vậy cụ thể hơn Malware là gì? Và làm thế nào để biết máy tính của mình đang bị Malware tấn công? Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp độc giả giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Hãy chú ý theo dõi hết bài viết này để không bỏ qua những thông tin quan trọng về Malware nhé.

Malware là gì? Những dấu hiệu nhận biết khi Malware tấn công

Malware là gì? Những dấu hiệu nhận biết khi Malware tấn công

Malware là gì?

Về cơ bản, Malware (hay phần mềm độc hại) là thuật ngữ mô tả các chương trình hay mã độc có khả năng cản trở hoạt động bình thường của hệ thống bằng cách xâm nhập, kiểm soát, làm hỏng hay vô hiệu hóa hệ thống mạng, máy tính,... Loại Malware này có thể thực hiện nhiều chức năng bao gồm đánh cắp, mã hóa, thay đổi hay chiếm đoạt và giám sát các hoạt động của người dùng. Do vậy, thực tế Malware còn mang khái niệm rộng hơn cả virus.

6 loại Malware phổ biến hiện nay

Virus

Loại chương trình này vô cùng nguy hiểm vì nó có khả năng sinh sôi và khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng ra khắp hệ thống phần mềm, gây thiệt hại phần cứng,... Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời thì mọi thông tin dữ liệu hay thậm chí là các thiết bị của người dùng đều sẽ mất kiểm soát.

Worm

Loại Malware này còn được biết đến với nghĩa là con sâu và chương trình này còn độc hại hơn cả virus. Bởi lẽ, Worm có thể tự sinh sôi và hoạt động mà không chịu bất kỳ sự tác động, điều khiển nào đến từ con người cả. Thậm chỉ khi đã bị “tiêu diệt” thì nó vẫn có khả năng tự tái tạo và hoạt động lại như bình thường.

Trojan

Đây là một loại mã hóa hay phần mềm độc hại vô cùng nguy hiểm. Nhưng nó lại được ẩn dưới lớp vỏ của các phần mềm hợp pháp khi khả năng kiểm soát máy tính của người dùng. Mục tiêu chính của Trojan là để gây hại, đánh cắp thông tin, dữ liệu quan trọng trên máy tính và các thiết bị của người dùng.

Spyware

Spyware hoàn toàn không có chức năng hủy hoại dữ liệu nhưng loại Malware này được biết đến là chuyên gia theo dõi, sao chép và quan sát các hoạt động của người dùng. Bất kỳ dữ liệu nào được nhập, xuất ra khỏi thiết bị đều được Spyware ghi nhận và cung cấp lại cho tin tắc.

Rootkit

Kể từ khi người dùng cài đặt phần mềm này vào thiết bị thì ngay lập tức Rootkit sẽ tấn công và tước quyền quản trị. Lúc này các tin tắc có thể tự do truy cập trái phép và dễ dàng vượt qua bất cứ “bức tường bảo vệ” nào. Sau đó, loại Malware này tiến hành đánh cắp dữ liệu và ung dung theo dõi hoạt động của người dùng mà không có bất kỳ cảnh báo lỗi hệ thống nào diễn ra.

Ransomware

Với loại Malware này sẽ ngăn người dùng truy cập vào thiết bị và mã hóa dữ liệu, sau đó buộc người dùng phải trả tiền chuộc để lấy lại chúng. Ransomware được xem là vũ khí vô cùng nguy hiểm của tội phạm mạng khi nó thường dùng các phương thức thanh toán nhanh chóng bằng tiền điện tử.

Giao diện trang dịch vụ bảo mật đám mây Cloud Security tại Viettel IDC

Giao diện trang dịch vụ bảo mật đám mây Cloud Security tại Viettel IDC

>> Xem thêm: Phân biệt malware, virus và Trojan horse

5 dấu hiệu nhận biết máy tính của bạn bị nhiễm Malware

Các trang pop-up quảng cáo xuất hiện nhiều và không tắt được

Đây là dấu hiệu cơ bản mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy nhất khi máy tính bị nhiễm Malware. Những chương trình quảng cáo (adware) xâm nhập vào máy tính, website dưới dạng các banner quảng cáo với tần suất nhiều ngay cả trong trường hợp người dùng đã chủ động tắt nó đi.

Link dẫn đến một trong web lạ

Nếu như khi click vào một đường dẫn mà nó dẫn bạn sang một website lạ với nội dung không liên quan, hay tệ hơn là ra khỏi phạm vi trang web thì người dùng nên đặc biệt cảnh giác. Những đôi khi những kẻ tấn công có thể thiết kế giao diện các website độc hại tương tự như các website hợp lệ.

Website bị mất traffic đột ngột

Nếu đột nhiên bạn phát hiện lượt traffic của website xuống trầm trọng thì đó có thể là do các search engine phát hiện ra rằng website của bạn đang có chứa mã độc, chúng đã lập tức loại website của bạn ra khỏi trang kết quả tìm kiếm khiến khách hàng hay người dùng không thể tìm và truy cập vào website của bạn được nữa.

Những phần mềm bảo mật liên tục báo lỗi

Một dấu hiệu nhận biết Malware tấn công là việc các phần mềm liên tục báo lỗi cho người dùng. Dấu hiệu này chứng tỏ chắc chắn website hay máy tính của bạn đang gặp vấn đề, có thể là Malware đang tìm cách tấn công vào thiết bị của người dùng.

Xuất hiện nhiều comment và liên kết spam

Trong trường hợp các bài viết blog, tin tức trên website của bạn xuất hiện nhiều comment lạ với những nội dung bằng ngôn ngữ khác, thì đấy chắc hẳn là do các chương trình spam link tự động từ các Malware với mục đích phá hoại và làm giảm chất lượng website của bạn.

>> Xem thêm: 3 giải pháp ngăn chặn Trojan tấn công vô cùng hiệu quả mà người dùng nên biết

Lời kết

Hiện nay, các cuộc tấn công hay xâm nhập Malware đã trở nên rất tinh vi và khó bị phát hiện. Bởi vậy, việc hiểu và nắm rõ những dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm Malware mà Viettel IDC đã chia sẻ ở trên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng, bài viết này của Viettel IDC sẽ mang lại cho độc giả nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về Malware.

Hiện tại, Viettel IDC đã và đang cung cấp đến khách hàng dịch vụ Cloud Security, giúp bảo vệ hạ tầng CNTT của doanh nghiệp trước các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Nếu bạn có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ này tại Viettel IDC, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin bên dưới bài viết để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Security hay Viettel Endpoint Security tại Viettel IDC vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

 

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link