[Cẩm nang Cloud] Tổng hợp kiến thức về Đám mây lai (Hybrid Cloud)

17/12/2021

Với Hybrid Cloud, người dùng có thể dễ dàng tùy biến và linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các khối lượng công việc giữa các giải pháp đám mây, khi phát sinh nhu cầu và biến động chi phí. Và ngay bây giờ, hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp này trong bài viết thuộc Chuyên mục Cẩm nang Cloud dưới đây nhé.

I. Hybrid Cloud là gì?

Hybrid Cloud hay còn được gọi với một cái tên khác là đám mây lai, đây được xem là một môi trường điện toán đám mây, được dung hòa bởi các nền tảng Private Cloud, Public Cloud và cơ sở hạ tầng tại chỗ. Trong đó, nền tảng Public Cloud được cung cấp bởi các bên thứ 3. Sự kết hợp giữa hai dịch vụ đám mây trong môi trường Hybrid Cloud có thể khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp.

Với Hybrid Cloud, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi ứng dụng. Bên cạnh đó, giải pháp này còn hỗ trợ người dùng thay đổi dữ liệu giữa các đám mây khi có nhu cầu. Chính việc này sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí và thúc đẩy năng suất làm việc của doanh nghiệp.

Đặc biệt khi sử dụng Hybrid Cloud, người dùng có thể mở rộng và điều hành công việc trên mô hình điện toán phù hợp nhất. So với Private Cloud và Public Cloud, thì Hybrid Cloud giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Trên thực tế, có con số thống kê cho thấy những doanh nghiệp sử dụng Hybrid Cloud có thể thu được giá trị gấp 2.5 lần so với việc sử dụng Private Cloud và Public Cloud.

II. Cách thức hoạt động của Hybrid Cloud

1. Giải pháp Hybrid Cloud truyền thống

Hybrid Cloud truyền thống giúp chuyển đổi trung tâm dữ liệu tại chỗ thành cơ sở hạ tầng đám mây riêng. Sau đó, cơ sở hạ tầng này sẽ kết nối với Public Cloud được cung cấp bởi các nhà dịch vụ như Google Cloud Services, Microsoft Azure, AWS,...

Quy trình này sẽ dựa trên giải pháp Hybrid Cloud “đóng gói sẵn” hay các phần mềm trung gian dành cho doanh nghiệp. Tài nguyên đám mây sẽ được tích hợp trên các công cụ quản lý thống nhất. Do đó, người dùng có thể giám sát, phân bổ và quản lý tài nguyên thông qua bản điều khiển trung tâm.

2. Giải pháp Hybrid Cloud hiện đại

Hiện nay, giải pháp Hybrid Cloud tập trung vào việc hỗ trợ tính di động của khối lượng công việc trong tất cả môi trường đám mây. Ngoài ra, giải pháp này còn tự động hóa triển khai những công việc này theo các mục đích kinh doanh khác nhau.

Chuyển đổi kỹ thuật số bùng nổ, nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng các ứng dụng mới. Các doanh nghiệp hiện đại hóa chúng, để tận dụng công nghệ gốc đám mây. Với những giải pháp này sẽ giúp hiệu suất làm việc trên môi trường đám mây nhất quán và đáng tin cậy hơn rất nhiều. Đồng thời, quá trình triển khai và quản lý công việc cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng.

Cụ thể, người dùng có thể xây dựng hay chuyển đổi các ứng dụng để sử dụng kiến trúc microservices, họ tập trung chia các ứng dụng này thành các phần nhỏ hơn. Những thành phần này có thể tái sử dụng để tập trung vào từng chức năng kinh doanh cụ thể.

Đối với cấp độ cao hơn, thì hai giải pháp Private Cloud và Public Cloud đóng vai trò là “địa điểm” vật lý để kết nối. Ví dụ như các đơn vị cấp dịch vụ đám mây Public chạy trong trung tâm dữ liệu tại chỗ của khách hàng. Trong khi đó, Private Cloud sẽ được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu bên ngoài cơ sở, trên mạng riêng ảo (VPN) hay cơ sở hạ tầng chuyên dụng từ các nhà cung cấp bên thứ ba.

Giải pháp Hybrid Cloud sẽ hỗ trợ ảo hóa cơ sở hạ tầng. Nhà phát triển có thể tạo ra môi trường theo yêu cầu thông qua tài nguyên máy tính hay tài nguyên đám mây nằm bên ngoài tường lửa.

III. Những ứng dụng của giải pháp Hybrid Cloud trong kinh doanh

+ Mô hình điện toán này cho phép một doanh nghiệp triển khai Hybrid Cloud có thể lưu trữ các thông tin dữ liệu quan trọng.

+ Hybrid Cloud đặc biệt phù hợp với các công việc có tính thay đổi cao hay có tính đột biến. Sự luân chuyển linh hoạt của mô hình này cho phép người dùng lựa chọn đám mây phù hợp với khối lượng công việc của mình. Nhờ vậy, giúp người dùng có thêm các phương án dự phòng, ví dụ như chuyển sang dùng đám mây công cộng, khi khối lượng công việc vượt mức khả năng xử lý của đám mây nội bộ.

+ Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho những tài nguyên sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm được một lượng lớn chi phí, khi không phải đầu tư một hệ thống tốn kém.

+ Hybrid cloud cho phép người sử dụng kết hợp với các dịch vụ IT rộng hơn.

IV. Lời kết

Trên đây là một số những kiến thức tổng quan về Hybrid Cloud mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả. Hy vọng rằng, bài viết này của chúng tôi sẽ mang lại cho độc giả nhiều thông tin và kiến thức hữu ích.

Đừng quên, hiện tại Viettel IDC đã và đang cung cấp đến khách hàng các dịch vụ Public Cloud và Private Cloud. Nếu bạn có nhu cầu quan tâm đến các dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.
 

>> Xem tiếp: Bài 16: Tổng hợp kiến thức về Đám mây cộng đồng (Comunity Cloud)

<< Xem lại: Bài 14: Tổng hợp kiến thức về Đám mây riêng (Private Cloud)

 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link