[Cẩm nang Cloud] Tổng hợp kiến thức về Đám mây riêng (Private Cloud)

15/12/2021
Như đã đề cập ở bài viết trước trong Cẩm nang Cloud, dịch vụ điện toán đám mây có 3 loại, trong đó phổ biến là nhất là đám mây công cộng (pubilc cloud) và đám mây riêng (private cloud). Trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về Private Cloud và sự khác biệt của nó so với Public Cloud.

I. Private cloud là gì?

Theo viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST – National Institute of Standards & Technology), Private cloud (Đám mây riêng) được định nghĩa như sau: “Private cloud là mô hình điện toán đám mây. Trong mô hình đó, hạ tầng đám mây thuộc sở hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho những người dùng nằm trong tổ chức đó. Private cloud có thể được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức sở hữu Private cloud (tại bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư).”

Hiểu đơn giản, Private cloud là các dịch vụ đám mây riêng được phân phối từ trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp đến người dùng nội bộ và đứng đằng sau tường lửa. Tính linh hoạt và bảo mật cao là điểm nổi bật của mô hình này.

II. Private cloud dành cho đối tượng nào?

Các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, hay bất kỳ tổ chức có quy mô trung bình đến lớn nào khác đặt vấn đề bảo mật môi trường dữ liệu lên hàng đầu đều có thể sử dụng Private Cloud. Ngoài ra, Private cloud còn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những công ty đã có sẵn các trung tâm dữ liệu đắt tiền khi có thể tận dụng được chính cơ sở hạ tầng hiện tại.

III. Private cloud hoạt động như thế nào?

Một hệ thống Private Cloud có thể được đặt ở Datacenter của khách hàng hoặc tại datacenter của nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý bởi khách hàng/nhà cung cấp hoặc 1 bên thứ 3. Để triển khai thành công hệ thống Private cloud này, cần đảm bảo những yếu tố như:
- Service management (Quản lý dịch vụ ) và automation (Tự động hoá) là các tính chất quan trọng trong hệ thống cloud. Mỗi hoạt động đều mang tính đồng bộ, được lặp lại và được ghi nhận (documented) để giữ platform thống nhất hoàn toàn. Tất cả máy chủ cần được đồng nhất với nhau để có thể cho ra kết quả chung theo đúng dự kiến ban đầu.  Dịch vụ Cloud không thể hoàn thành được nếu như không có giải pháp Service Management đúng đắn.
- Applications : chất lượng của các ứng dụng có thể hỗ trợ hoặc phá huỷ giải pháp cloud của doanh nghiệp. Ứng dụng phải được quản lý từ portal của nhà cung cấp cloud, phương pháp đo lường càng khả thi, linh hoạt càng tốt. Hệ thống cần phải được scale up nếu ứng dụng cần nhiều resource.
- Organization: Tổ chức/công ty cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc thay đổi từ phương thức truyền thông sang ứng dụng công nghệ Cloud. Với công nghệ tiên tiến này, doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tập trung từ thuần công nghệ sang các giải pháp hướng tới việc kinh doanh.

IV. Sử dụng Private cloud có những ưu điểm gì?

Triển khai một hệ thống Private cloud rất tốn kém, tuy nhiên, nếu hoàn thiện, hệ thống sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn.
- Độc lập về cơ sở hạ tầng: Được xây dựng trên cụm server vật lý riêng (cluster), Private cloud độc lập về cơ sở hạ tầng nên người dùng sẽ được hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng từ những người dùng/khách hàng khác.
- Linh hoạt, mạnh mẽ và ổn định: Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng riêng, doanh nghiệp có toàn quyền về quản lý, có thể chủ động linh hoạt mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên, cài đặt những ứng dụng, phần mềm, ….  Số lượng máy chủ nhiều, đảm bảo dịch vụ hoạt động mạnh mẽ, ổn định.
- Độ bảo mật cao: Sở hữu kiến trúc được xây dựng độc lập riêng cho người dùng, Private cloud được đánh giá là công nghệ ảo hóa có sự an toàn và bảo mật tốt nhất. Nhờ vào hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ để đảm bảo dữ liệu, doanh nghiệp sẽ không lo lắng về vấn đề thông tin bị rò rỉ hay chia sẻ tài nguyên với các tổ chức khác nào cả.
- Tính khả dụng về địa lý: Private cloud sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu công ty bạn là công ty đa quốc gia với nhiều văn phòng tại nhiều nước trên thế giới. “Nhập gia tuỳ tục”, mỗi đất nước sẽ có một chính sách riêng và Private cloud sẽ giúp bạn “thích nghi” dễ dàng với đất nước đó.
- Chi phí hợp lý, khả năng dự phòng tốt: Tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư phần cứng, thiết bị, license
- Thời gian uptime lên đến 99,99% 
 

V. Một số hạn chế của Private Cloud

Việc sử dụng công nghệ Private cloud hỗ trợ máy chủ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế, giúp quá trình làm việc của hệ thống trở nên đồng bộ hơn. Tuy nhiên, prive cloud cũng có một số hạn chế nhất định:
- Tất cả các thao tác quản lý, bảo trì và nâng cấp các trung tâm dữ liệu hoàn toàn do một phía doanh nghiệp đảm nhận. Nếu không có nhân sự có chuyên môn cao về mảng này, công ty sẽ gặp đôi chút khó khăn.
- Sau một thời gian sử dụng, các máy chủ cần được làm mới, thay thế nên doanh nghiệp sẽ cần một khoản chi phí tốn kém.
- Priva cloud chỉ có thể “mở rộng” trong phạm vi dung lượng của tài nguyện lưu trữ nội bộ cho phép. Do đó, khả năng mở rộng tương đối hạn chế.
 

VI. So sánh Private cloud và Public cloud

Đều là hai mô hình đám mây được sử dụng phổ biến, điều gì làm nên sự khác biệt giữa Private cloud và Public cloud?
- Chi phí: Không giống như Private cloud, Public cloud TIẾT KIỆM chi phí hơn vì nhà cung cấp Cloud computing sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề cơ sở hạ tầng phần cứng và ứng dụng tại chỗ này.
- Phạm vi phục vụ khách hàng: Public cloud là một giải pháp hợp lí với khả năng mở rộng VÔ HẠN.
- Lượng người dùng: Nếu hạn tầng Private cloud  chỉ dùng cho duy nhất một khách hàng thì hạ tầng Public cloud dùng cho tất cả mọi người, không giới hạn đó là cá nhân hay doanh nghiệp.
- Bảo mật: Về mảng này, Private cloud được đánh giá cao hơn bởi tính riêng tư và ĐỘC LẬP của mình. Tuy nhiên, Public cloud khi được triển khai chính xác cũng có thể an toàn như một đám mây riêng được quản lý hiệu quả nhất. Vấn đề nằm ở chỗ nhà cung cấp có sử dụng đúng các phương thức BẢO MẬT  thích hợp hay không mà thôi.
 

>> Xem tiếp: Bài 15: Tổng hợp kiến thức về Đám mây lai (Hybrid Cloud)

>> Xem lại: Bài 13: Tổng hợp kiến thức về Đám mây công cộng (Public Cloud)
 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link